Dự án thử nghiệm Apollo–Soyuz
Dự án thử nghiệm Apollo–Soyuz

Dự án thử nghiệm Apollo–Soyuz

Apollo–Soyuzsứ mệnh không gian quốc tế có người lái đầu tiên được thực hiện dưới sự hợp tác chung giữa Hoa KỳLiên Xô vào tháng 7 năm 1975. Hàng triệu người trên khắp thế giới đã chứng kiến qua truyền hình khoảnh khắc tàu Apollo của Hoa Kỳ ghép nối với khoang vũ trụ Soyuz của Liên Xô trên quỹ đạo. Dự án này cùng với cái bắt tay lịch sử trong không gian đã trở thành một biểu tượng của sự nới lỏng căng thẳng giữa hai siêu cường trong Chiến tranh Lạnh.Sứ mệnh được biết đến chính thức với tên gọi Dự án thử nghiệm Apollo–Soyuz (tiếng Anh: Apollo–Soyuz Test Project (ASTP); tiếng Nga: Экспериментальный полёт «Союз» – «Аполлон» (ЭПАС), chuyển tự Eksperimentalniy polyot Soyuz–Apollon (EPAS), nguyên văn 'Chuyến bay thử nghiệm Soyuz–Apollo', và được nhắc đến phổ biến ở Liên Xô với tên gọi Soyuz–Apollo; người Liên Xô chính thức định danh cho sứ mệnh này là Soyuz 19). Hoa Kỳ đã sử dụng phương tiện bay không đánh số còn sót lại từ các sứ mệnh Apollo bị hủy cho nhiệm vụ, và đây cũng là chuyến bay cuối cùng của một mô-đun Apollo.3 phi hành gia người Mỹ, Thomas P. Stafford, Vance D. BrandDeke Slayton, cùng với 2 nhà du hành vũ trụ người Liên Xô, Aleksey LeonovValery Kubasov, đã tiến hành nhiều cuộc thí nghiệm riêng và chung, trong đó có hiện tượng nhật thực nhân tạo do mô-đun Apollo sắp xếp để các thiết bị trên Soyuz có thể chụp lại hình ảnh về vành nhật hoa của Mặt Trời. Dự án này đã cung cấp nhiều kinh nghiệm kỹ thuật hữu ích cho các chuyến bay không gian hợp tác giữa Hoa Kỳ và Liên Xô về sau, như chương trình Shuttle–MirTrạm Không gian Quốc tế.Apollo–Soyuz là chuyến bay vũ trụ có người lái cuối cùng của Hoa Kỳ trong gần 6 năm cho đến lần phóng tàu con thoi đầu tiên vào ngày 12 tháng 4 năm 1981, và cũng là chuyến bay không gian trong khoang vũ trụ cuối cùng của Mỹ cho đến sứ mệnh Crew Dragon Demo-2 vào ngày 30 tháng 5 năm 2020.

Dự án thử nghiệm Apollo–Soyuz

Ngày ghép nối Lần đầu: 16:19:09, 17 tháng 7 năm 1975 (UTC) (1975-07-17T16:19:09Z)
Tên lửa Soyuz: Soyuz-U
Apollo: Saturn IB (SA-210)
COSPAR ID
  • Soyuz: 1975-065A
  • Apollo: 1975-066A
Thời gian ghép nối 47 giờ và 7 phút
Ngày hạ cánh
  • Soyuz: 10:50:00, 21 tháng 7 năm 1975 (UTC) (1975-07-21T10:50:00Z)
  • Apollo: 21:18:00, 24 tháng 7 năm 1975 (UTC) (1975-07-24T21:18:00Z)
Số lượng phi hành đoàn Soyuz: 2
Apollo: 3
Cận điểm 217,0 km
Nơi hạ cánh
Ngày ngắt ghép nối Lần cuối: 15:26:12, 19 tháng 7 năm 1975 (UTC) (1975-07-19T15:26:12Z)
Thành viên
Độ nghiêng 51,8°[1]
Hệ quy chiếu Quỹ đạo Trái Đất
Dạng nhiệm vụ Hợp tác/khoa học
Chế độ Quỹ đạo Trái Đất tầm thấp
Nhà đầu tư NASA
Liên Xô
Viễn điểm 231,0 km
Địa điểm phóng
Thời gian nhiệm vụ
  • Soyuz: 5 d 22 h 30 m
  • Apollo: 9 d 01 h 28 m
Phục hồi bởi
SATCAT no.
  • Soyuz: 08030
  • Apollo: 08032
Nhà sản xuất NPO Energia
Rockwell Bắc Mỹ
Khối lượng phóng
  • Soyuz: 6.790 kg (14.970 lb)
  • Apollo: 14.768 kg (32.558 lb)
  • Mô-đun ghép nối: 2.012 kg (4.436 lb)
Thiết bị vũ trụ
Ngày phóng
  • Soyuz: 12:20:00, 15 tháng 7 năm 1975 (UTC) (1975-07-15T12:20:00Z)
  • Apollo: 19:50:00, 15 tháng 7 năm 1975 (UTC) (1975-07-15T19:50:00Z)
Chu kỳ 88,91 phút
Quỹ đạo đã hoàn thành
  • Soyuz: 96
  • Apollo: 148

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Dự án thử nghiệm Apollo–Soyuz https://www.mannedspaceops.org/missions/apollo-soy... https://history.state.gov/milestones/1953-1960/khr... https://web.archive.org/web/20200801185734/https:/... https://web.archive.org/web/20110524064713/https:/... https://web.archive.org/web/20211130095845/https:/... https://web.archive.org/web/20151002135431/http://... https://web.archive.org/web/20070823124845/https:/... https://web.archive.org/web/20090725172011/http://... https://web.archive.org/web/20210225184511/http://... https://web.archive.org/web/20110123000956/http://...